• Menu
  • Menu
Cảnh báo mùa sứa biển và hướng dẫn cách xử lý khi bị Sứa biển cắn

Cảnh báo mùa sứa biển và hướng dẫn cách xử lý khi bị Sứa biển cắn

Cảnh báo mùa sứa biển và hướng dẫn cách xử lý khi bị Sứa biển cắn

Sứa biển cắn là tai nạn xảy ra rất phổ biến ở những người có hoạt động bơi lội hay lặn. Tai nạn này tăng lên vào mùa hè khi mà những ngày này có rất nhiều người yêu thích bơi lội ở bãi biển. Mức độ bị sứa cắn rất đa dạng, nó có thể ở mức độ nhẹ như ngứa hay đỏ da hoặc phản ứng cơ thể nặng hơn.

Cảnh báo sứa cắn mùa du lịch biển

Trong bài viết dưới đây, Alodi.net sẽ chỉ ra một vài dấu hiệu khi bị sứa cắn và cách xử lý vết sứa cắn. Hãy đọc hết bài viết để bỏ túi cho mình những kinh nghiệm bổ ích trong mùa du lịch biển sắp tới này nhé.

Mời các bạn đọc thêm: Cảnh báo dòng chảy xa bờ trong mùa du lịch biển

1. Mức độ nguy hiểm khi bị sứa cắn

Sứa là động vật không có xương sống, sống ở biển. Sứa còn sống chứa nhiều độc tố và khi chạm phải con người sẽ bị dị ứng. Độc tố của sứa biển thưởng tập trung ở các xúc tu. Khi bị sứa cắn, các độc tố này sẽ ngấm qua da người xâm nhập vào cơ thể.

2. Triệu chứng xuất hiện ngay khi tiếp xúc với Sứa

Nhẹ: chỉ có biểu hiện tại chỗ: vết thương thường dạng thẳng hoặc xoắn,nổi bọng nước, bỏng rát dữ dội, đau nhức nhiều, ngứa nhiều.

Nặng: có biểu hiện toàn thân : đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt…

du lịch mùa sứa biển (1)

Nguồn: sưu tầm

Mời các bạn đọc thêm: Du lịch biển Hải Tiến 3 ngày 2 đêm cho các gia đình có trẻ nhỏ mùa hè 2022

3. Hướng dẫn cách xử lý khi bị sứa cắn

Để xử lý kịp thời khi bị sứa biển cắn, chúng ta cần nhanh chóng thực hiện theo những bước sau:

Đối với các trường hợp nhẹ

- Bước 1: bình tĩnh, nhẹ nhàng loại bỏ các xúc tu hay phần cơ thể của vật cắn còn bám lại trên da. ( nên đeo găng hoặc túi nilon)

-  Bước 2: Nhanh chóng rửa vết thương bằng nước biển/ nước dấm/ nước chanh pha loãng để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt (không rửa bằng nước ngọt hoặc nước nóng vì sẽ làm tổn thương nặng hơn).

- Bước 3: hạn chế cử động, tránh chạm vào vùng bị thương, chườm lạnh lên vết thương trong vòng 1 tiếng đầu sẽ giảm được đau. Có thể uống thuốc giảm đau như paracetamol

- Bước 4 : dùng thuốc bôi : kem corticoid hoặc kháng histamin để giảm ngứa, giảm sưng.

- Bước 5: Sau cùng Nên đưa nạn nhân đến khám chuyên khoa da liễu để được khám, tư vấn và theo dõi vì Vết cắn do sứa thường lâu khỏi, hoặc khỏi không hoàn toàn( vết thương lành tưởng như khỏi nhưng lâu lâu lại bùng phát ngứa trở lại).

sứa biển cắn (1)

Nguồn: sưu tầm

Đối với các trường hợp nặng: phải đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hồi sức và chống sốc.

Mời các bạn đọc thêm: Bãi biển Nhật Lệ Quảng Bình với những trải nghiệm thú vị nhất

4. Phòng ngừa bị sứa cắn

Sau đây là một vài cách giúp bạn hạn chế khả năng bị sứa cắn khi đi bơi:

  • Tránh bơi mùa sứa sinh sản. Đây là thời điểm các con sứa biển sinh sôi với số lượng rất nhiều. Mật độ của sứa ở trong nước cao sẽ tăng khả năng chúng ta đụng phải khi bơi lội. Vì thế bơi vào mùa sứa xuất hiện ít sẽ giúp giảm nguy cơ bị sứa cắn.

  • Mặc đồ bảo hộ. Sứa không chủ động cắn con người khi đang bơi ở biển. Thông thường là do chúng ta vô tình chạm phải con sứa khi đang bơi và dính các kim xoắn chứa nọc độc của nó. Vì vậy khi bơi hoặc lặn, chúng ta nên mặc đồ bảo hộ để nếu có vô tình chạm phải sứa cũng không bị chất độc dính vào da.

  • Không chạm vào sứa. Một vài con sứa có thể trôi dạt vào bờ biển. Do chúng có hình dạng và màu sắc đẹp nên dễ gây hiếu kỳ cho người xung quanh. Chúng ta cần nhớ rằng khả năng tiêm chất độc của sứa vẫn còn ngay cả khi chúng đã chết. Vì vậy không chạm tay hay dẫm đạp lên xác những con sứa này để tránh bị dính chất độc vào da.

  • Không bơi vào vùng có sứa. Khi bơi ở một vùng nước lạ, các bạn nên hỏi người hướng dẫn hoặc người dân địa phương. Nếu vùng nước đó có nhiều sứa thì tránh bơi vào để không bị sứa cắn.

hướng dẫn xử lý khi bị sứa cắn (1)

Nguồn: sưu tầm

Mời các bạn đọc thêm: Du lịch bãi biển Đồng Châu Thái Bình có gì hay?

Trên đây, Alodi.net gửi đến bạn đọc bài viết Cảnh báo mùa sứa biển và hướng dẫn cách xử lý khi bị Sứa biển cắn với mong muốn mang đến cho bạn đọc bài viết tham khảo để có thêm những lựa chọn tối ưu cho chuyến đi của mình.

Ngoài ra, Alodi.net còn có những chuyên mục về 63 tỉnh thành trên cả nước bao gồm: du lịch miền Bắc, du lịch miền Trung, du lịch miền Nam và những kinh nghiệm du lịch, trải nghiệm ăn gì, khám phá các địa điểm du lịch hấp dẫn trong chơi đâu mà chúng mình tổng hợp gửi đến các bạn giúp bạn có thêm sự lựa chọn cho những giờ phút thư giãn của mình.

Chúng mình cũng rất vinh hạnh nếu nhận được những ý kiến đóng góp hoặc chia sẻ của các bạn về những chuyến đi mà bạn đã có. Mọi thông tin đóng góp vui lòng gửi về cho team Alodi.net qua email: [email protected].


Bình luận


Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ kín.