• Menu
  • Menu
Chia sẻ kinh nghiệm đi chùa cầu duyên cực kỳ " linh nghiệm " cho bạn

Chia sẻ kinh nghiệm đi chùa cầu duyên cực kỳ " linh nghiệm " cho bạn

Chia sẻ kinh nghiệm đi chùa cầu duyên cực kỳ " linh nghiệm " cho bạn

Phần lớn mọi người đi chùa để cầu may mắn, bình an, tài lộc đến với bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, có những bạn trẻ đi lễ chùa để cầu duyên và hy vọng sớm tìm được một nửa mảnh ghép còn lại của cuộc đời mình.  Cùng Alodi.net tìm hiểu những lưu ý, những kinh nghiệm khi đi chùa cầu duyên bạn nhé.

Kinh nghiệm đi chùa cầu duyên

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm chi tiết và hữu ích nhất để bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng cho mình khi đi cầu duyên. Điều đặc biệt quan trọng cần nhớ là ta nên thành tâm đi lễ các bạn nhé.

Đi chùa cầu duyên cần sắm lễ như thế nào?

Khi đi chùa cầu duyên, bạn hoàn toàn có thể đi lễ theo thành ý của mình. Tùy vào từng ngôi chùa mà lễ vật cũng sẽ khác nhau, cẩn thận hơn bạn hãy hỏi ý kiến của những người dân sống xung quanh để sắm lễ sao cho chu đáo nhất. Dưới đây là một số những lễ vật cần có thể thể hiện được tâm ý của bản thân mà bạn có thể tham khảo:

  • Hoa quả: Mỗi mùa trong năm lại có những loại hoa quả khác nhau nên bạn hãy chọn những loại hoa quả có màu sắc sặc sỡ như màu vàng, màu xanh, màu đỏ, màu trắng, màu tím.
  • Trầu cau: Cần chuẩn bị 1 quả cau và 3 lá trầu.
  • Các loại bánh: Bánh chưng và bánh dày mỗi loại một cái, bánh xu xê là một đôi.
  • Tiền vàng: Nên có 5 lễ.

sẵm lễ

Đi chùa cầu duyên cần lưu ý những gì?

  • Người viếng phải thật thành tâm, lòng hướng thiện, cầu mong điều tốt đẹp, không mang hiềm khích hay cầu ước xui rủi cho bất cứ ai.
  • Trang phục là yếu tố hết sức quan trọng khi đến chùa cầu duyên, ăn vận làm sao cho thanh lịch, kín đáo, gọn gàng và lịch sự để giữ được sự tôn nghiêm chốn cửa Phật.
  • Không nói lời kém duyên, nói năng vô văn hóa ở nơi cửa Phật.
  • Hạn chế đùa giỡn, có hành động khiếm nhã, thiếu văn minh nơi chùa linh thiêng.
  • Chuẩn bị sẵn văn tế cầu duyên nếu có, trong trường hợp không có, hãy cầu nguyện thật tâm theo nguyện ước của bản thân.
  • Tham khảo kinh nghiệm từ những người đi trước, hỏi xem họ cần mua thứ gì, thủ thục cầu duyên ở mỗi chùa sẽ khác nhau nên hiểu rõ sẽ giúp bạn thực hiện dễ dàng hơn.
  • Những ai đã có người yêu không nên dắt nhau đi cầu duyên cùng nhau, mỗi người nên đi vào một ngày riêng, đây là chia sẻ của những người đi trước.
    Lăng ông bà Chiểu (1)

Bài khấn cầu duyên khi đi chùa cần nhớ

Dưới đây là bài khấn cầu duyên dành cho những bạn chưa am hiểu tham khảo và áp dụng khi đi chùa:
– Phần mở: Nam mô A di đà Phật (đọc3 lần)
Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế
Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa
Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh
Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn
Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải
– Phần giới thiệu bản thân:
Con tên là: Đọc cả họ và tên
Sinh ngày: Đọc ngày dương lịch trước rồi tương ứng với ngày âm lịch là bao nhiêu để thông tin được rõ ràng, rành mạch hơn.
Cư trú tại: Địa chỉ nguyên quán, có thể nói địa chỉ ở hiện tại theo sau.
– Phần khấn:
Hôm nay ngày… (âm lịch), con đến … thành kính lễ đội ơn … (tên vị thần ở ngôi chùa đó) đã phù hộ độ trì cho gia đình con trong suốt thời gian qua (vái).
Chúng con là người trần mắt thịt, nếu có lỡ phạm phải điều tối kị, gây ra lỗi lầm gì mong Người hãy thứ lỗi mà bỏ qua. (sám hối) Chúng con hứa sẽ sửa đổi và hướng thiện, tránh làm điều ác.
Cần xin các thần hãy xót thương cho con với chặng đường tình duyên lận đận đã qua mà ban cho con phước lành. Nay đến cầu nguyện nơi Người, con mong tìm được người yêu, một nửa kia tâm đầu ý hợp, gắn bó đến răng long đầu bạc. Con nay lễ bạc tâm thành trước các thần, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện. Nguyện vọng của con về người chồng/người vợ tương lai là… Kính mong Người thành toàn và cho con được như ý nguyện. Con xin cảm tạ đức Phật (hay tên vị thần ở ngôi chùa).
– Phần kết: Nam mô A di đà Phật (đọc 3 lần.) rồi vái 3 vái.
Chùa Giác Lâm

Một số ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng tại Sài Gòn

1/ Chùa Ngọc Hoàng
Địa chỉ: Số 73, đường Mai Thị Lựu, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Chùa Ngọc Hoàng
2/ Lăng Ông Bà Chiểu
Địa chỉ: Số 1, đường Vũ Tùng, Phường 1, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
3/ Chùa Bà Thiên Hậu
Địa chỉ: Số 710, đường Nguyễn Trãi, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
chùa bà Thiên Hậu
4/ Chùa Bà Ấn
Địa chỉ: Số 45, đường Trương Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
5/ Chùa Giác Lâm
Địa chỉ: Số 565 Lạc Long Quân, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Chùa Giác Lâm
6/ Chùa Vạn Đức
Địa chỉ: Đường Tô Ngọc Vân, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
chùa vạn đức
7/ Chùa Miếu Nổi (Miếu Phù Châu)
Địa chỉ: 173/36/7B11 Dương Quảng Hàm, P.5, Q. Gò Vấp

chùa miếu nổi

----------------------------------

Trên đây, Alodi.net gửi đến bạn đọc bài viết: Chia sẻ kinh nghiệm đi chùa cầu duyên cực kỳ " linh nghiệm " cho bạn với mong muốn mang đến cho bạn đọc bài viết tham khảo để có thêm những lựa chọn tối ưu cho chuyến đi của mình.

Ngoài ra, Alodi.net còn có những chuyên mục về 63 tỉnh thành trên cả nước bao gồm: du lịch miền Bắc, du lịch miền Trung, du lịch miền Nam và những kinh nghiệm du lịch, trải nghiệm ăn gì, khám phá các địa điểm du lịch hấp dẫn trong chơi đâu mà chúng mình tổng hợp gửi đến các bạn giúp bạn có thêm sự lựa chọn cho những giờ phút thư giãn của mình.

Chúng mình cũng rất vinh hạnh nếu nhận được những ý kiến đóng góp hoặc chia sẻ của các bạn về những chuyến đi mà bạn đã có. Mọi thông tin đóng góp vui lòng gửi về cho team Alodi.net qua email: [email protected].

Bài viết liên quan