• Menu
  • Menu
Hướng dẫn tham quan Chùa Bái Đính Ninh Bình mới nhất 2022

Hướng dẫn tham quan Chùa Bái Đính Ninh Bình mới nhất 2022

Hướng dẫn tham quan Chùa Bái Đính Ninh Bình mới nhất 2022

Chùa Bái Đính là ngôi chùa lớn với nhiều kỷ lục được xác lập ở Châu Á cũng như ở Việt Nam. Đối với những “tín đồ” mê cái đẹp hay những người sung bái Phật Giáo chắc chắn không thể bỏ qua địa danh này. Hãy cùng Alodi.net tìm hiểu du lịch Chùa Bái Đính ở Ninh Bình như thế nào ngay sau đây nhé!

Hướng dẫn tham quan Chùa Bái Đính Ninh Bình mới nhất 2022

1. Chùa Bái Đính Ninh Bình và những điều cần biết

1.1. Vị trí địa lý Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa chiền nằm trên núi Bái Đính ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viên, cách cố đô Hoa Lư 5km về phía Tây Bắc, cách thành phố Ninh Bình 12km. Chùa Bái Đính có khuôn viên rộng 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80ha khu chùa Bái Đính mới.

 

Nơi đây hàng năm vinh dự chào đón hàng vạn phật tử về hành hương.

1.2. Thời gian tham quan Chùa Bái Đính thích hợp nhất

Thời điểm đi chùa Bái Đính thích hợp nhất là khoảng tháng 1 - tháng 3 Âm lịch, khi đó thời tiết ấm áp và thuận lợi để du khách có thể tham quan. Tuy nhiên đây cũng là mùa du lịch lễ hội cao điểm nên khách tham quan tới đây rất đông đúc gây ra tình trạng quá tải, chen chúc. 

Vì thế nếu như là người không thích phải bon chen, ồn ào thì bạn cũng có thể tham quan chùa Bái Đính vào những khoảng thời gian khác trong năm.

Chùa Bái Đính mở cửa từ 6 giờ đến 21 giờ tất cả các ngày trong tuần.

1.3. Giá vé đi chùa Bái Đính

      1. Vé xe điện: 30.000 đồng/người/chiều.
      1. Vé đi Bảo Tháp: 50.000 đồng/người.

 Mẹo nhỏ mách bạn:

- Khi mua vé xe điện hãy mua vé 2 chiều luôn một lần từ dưới chân núi, để tránh tình trạng lúc về lại phải mất công đi kiếm chỗ xếp hàng mua vé.

- Hãy di chuyển bằng xe điện lên chùa Bái Đính cổ trước, rồi dần dần đi xuống chua Bai Dinh mới. Vì đi với lộ trình này là xuống núi. Việc leo từ chùa mới lên chùa cổ đòi hỏi quý vị có một thể lực thật tốt, và lòng kiên trì bền bỉ vì đây là lộ trình leo núi. Quãng đường là mấy nghìn bậc thang, bạn tưởng tượng ra rồi chứ? 

Ngoài ra, dịch vụ thuê hướng dẫn viên cho chùa Bái Đính mới là 300.000 đồng/người, cả chùa mới và chùa cổ tự là 500.000 đồng/người.

2. Những địa điểm tham quan quanh Chùa Bái Đính

2.1. Tham quan khu vực Chùa Bái Đính cổ

Hang sáng, động tối

Hang sáng là nơi thờ Thần và Phật, đúng như tên gọi hang có đủ ánh sáng tự nhiên, ngay ngoài cửa đặt tượng hai vị thần uy nghiêm vẻ mặt dữ dằn, sâu bên trong là nơi đặt tượng thờ Phật. Hang sâu khoảng 25 m, rộng 15 m, cao khoảng hơn 2 m, đi hết đến cuối hang bạn sẽ sang bên đền thờ thần Cao Sơn linh thiêng.

Phía bên động tối được bố trí hệ thống đèn chiếu sáng tạo khung cảnh khá huyền ảo, phía trên các mảng đá thạch nhũ hình thành theo mạch nước ngầm. Các bậc tháng của lối đi được trang trí sinh động bằng hình rồng uốn lượn. Ở chính giữa có giếng nước tự nhiên điều hòa không khí, khiến du khách có cảm giác thanh mát khi bước vào trong động. 


Tháp chuông

Tháp chuông trong khuôn viên chùa Bái Đính được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ. Kiến trúc tháp kiểu hình bát giác có 3 tử mái cong lợp bằng ngói men ống bát tràng màu nâu sẫm. Tháp chuông cao 22 m, đường kính 17 m mang dáng dấp của bông sen. Bên trong tháp treo quả chuông đồng nặng 36 tấn do các nghệ nhân ở Huế đúc. 

Quả chuông đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận kỷ lục Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam. 

Giếng Ngọc

Nơi đây tương truyền thiền sư Nguyễn Minh Không lấy nước sắc thuốc chữa bệnh cho nhà vua và người dân. Xung quanh lan can đá tạo thành một vòng rộng lớn, đứng từ trên đại điện nhìn xuống giếng Ngọc nổi bật giữa khuôn viên rộng lớn cây xanh bao phủ, 

màu nước xanh ngọc bích là điểm nhấn trong tổng thể chùa Bái Đính. Đây còn là giếng chùa được ghi nhận kỉ lục lớn nhất Việt Nam.

Đền thờ Thánh Nguyễn

Kiến trúc tổng thể ngôi đền theo kiểu tiền nhất, hậu công. Phần phía trước được thiết kế theo theo kiểu chữ Nhất, còn phần phía sau thiết kế theo kiểu chữ Công, “Tiền Nhất hậu Công” vững chãi tạo dáng kiến trúc hài hòa truyền thống. 

Bên trong có nhiều mảng kiến trúc cổ được chạm khắc sinh động, hình hoa tươi tắn, hình rồng, lân khỏe khoắn mạnh mẽ.

2.2. Khu vực chùa Bái Đính mới 

Tam quan ngoại

Chùa Bái Đính có 3 tam quan ngoại được xây dựng cao rộng, biểu tượng cho 3 cửa để vào chùa. Mỗi tam quan ngoại có 3 cửa, được dựng bằng bê tông cốt thép và ốp đá bên ngoài, có bốn mái cong nhỏ lợp đá ở phía trên.

Tam quan nội 

Tam quan nội được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ Tứ Thiết, cao 16,5m, dài 32m, rộng 13,5m. Tam quan nội có 4 cột cái, mỗi cột cao 13,85m, đường kính 0,87m và nặng khoảng 10 tấn. Tam quan nội có 3 tầng mái uống cong ở bốn phía, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm. Trong tam quan đặt 2 tượng hộ pháp bằng đồng, mỗi tượng cao 5,5m và nặng 12 tấn.

Hành lang La Hán

Hành lang La Hán được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ, các vì kèo mái được kết cấu kiểu giá chiêng chồng giường con nhị, gồm 2 dãy, dài 3.400m với 250 gian, mỗi gian có kích thước 4,5m x 4,5m. Dọc hai hành lang tả, hữu đặt 500 pho tượng La Hán tạc bằng đá nguyên khối, do các nghệ nhân làng nghề đá Ninh Vân (Hoa Lư – Ninh Bình) chế tác.


Hồ phóng sinh

Hồ Phóng Sinh có chiều ngang 63m, chiều dài 77m, diện tích gần 5000m2. Trong Hồ trồng Sen. Hoa Sen là biểu tượng cho Đức Phật và cõi Niết Bàn. Hồ ở dưới thấp là âm, chùa trên cao là dương. Do đó, Hồ Phóng Sinh tạo ra âm dương điều hòa, cảnh “tiền thủy hậu sơn” tuyệt đẹp.

Tượng phật di lặc

Tượng Phật Di Lặc đặt trên đỉnh đồi cao nhất trong khu chùa, cao khoảng 100m so với sân chùa. Đó là Phật Vị Lai, đúc bằng đồng ở tư thế hóa thân thành Hòa thượng đi hành khất. Tượng cao hơn 10m, nặng 80 tấn.

Bảo tháp Chùa Bái Đính

Với chiều cao 100 m, 13 tầng, có thang máy và 72 bậc leo, tòa bảo tháp tại chùa Bái Đính là nơi trưng bày xá lợi Phật từ Ấn Độ.

3. Một số lưu ý khi du lịch Chùa Bái Đính Ninh Bình

  • Bạn nên mang theo những đôi giày thể thao thoải mái thay vì đi giày cao gót hoặc giày búp bê để bảo vệ đôi chân của bạn cũng như tiện cho việc di chuyển bởi sẽ phải leo núi, leo chùa khá nhiều đấy. Nên chọn những bộ đồ lịch sự khi vào chùa, quần áo thoải mái không nên mặc đồ bó sát, không thấm mồ hôi.

  • Tại chùa Bái Đính có rất nhiều các gian hàng bán đồ lưu niệm và đặc sản hấp dẫn. Tuy nhiên giá trên núi trường cao hơn bên ngoài rất nhiều. Vì thế nếu mua đặc sản về làm quà bạn nên xuống chân núi tìm mua giá sẽ rẻ hơn.

  • Dịp đầu xuân thường có mưa phùn lất phất, do đó bạn nên mang theo một chiếc ô gấp nhỏ dự phòng

  • Nhớ mang theo tiền lẻ khi đi lễ chùa và quyên góp nhé. Tránh bỏ tiền lên các tượng phật làm mất mỹ quan khu chùa mà thay vào đó bạn nên để đúng vào các hòm công đức nơi đây.

Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm du lịch Chùa Bái Đính 2022 mà Alodi.net đã tổng hợp. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp các bạn có những trải nghiệp tốt hơn tại địa danh này.

Mọi trải nghiệm, góp ý, vui lòng liên hệ với Team qua gmail chính thức của chúng tôi: [email protected]

Bình luận


Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ kín.