• Menu
  • Menu

Khám phá khu du tích lịch sử - Nhà cổ trăm cột ở Long An

Khám phá khu du tích lịch sử - Nhà cổ trăm cột ở Long An

Nhà cổ trăm cột ở Long An là một công trình kiến trúc độc đáo được thiết kế và xây dựng bởi một nhóm thợ miền trung và mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Huế thời xưa. Sau đây hãy cùng alodi.net tìm hiểu về Nhà cổ trăm cột – Long An để có một chuyến du lịch thú vị hơn nữa. Nhà cổ trăm cột ở Long An một di tích, một điểm đến ấn tượng mà bạn không nên bỏ qua.

Khám phá nét đẹp nhà cổ trăm cột

Trong bài viết dưới đây, Alodi xin giới thiệu với bạn về di tích lịch sử - Nhà cổ trăm cột ở Long An. Nội dung bài viết bao gồm: Vị trí của nhà cổ trăm cột, Hưỡng dẫn đường đi tới Nhà cổ trăm cột, Lịch sử nhà cổ trăm cột, Khám phá kiến trúc độc đáo của mẫu nhà trăm cột Long An.

Xem thêm: Top 5 quán bún đậu ngon nức tiếng tại Long An

1. Vị trí của nhà cổ trăm cột

Vị trí của nhà cổ trăm cột rất dễ tìm kiếm. Nhà cổ trăm cột tọa lạc tại tỉnh lộ 826B, ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Nằm ở ngay bên sông Vàm Cỏ, ngôi nhà cổ này chỉ cách bến phà Kinh Nước Mặn 13km.

di tích lịch sử long an

Nguồn: sưu tầm

Từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, du khách đi theo hướng quốc lộ 50 thẳng đến huyện Cần Đước, Long An.

Xem thêm: Top 7 địa điểm checkin đẹp mê ly tại Long An

2. Hướng dẫn đường đi tới Nhà cổ trăm cột

Nhà trăm cột nằm cách TP. HCM tầm 50km. Để tới đây, từ TP. HCM du khách có thể đi xe máy, ô tô hoặc xe du lịch. Bạn sẽ mất khoảng 2h di chuyển. Theo gợi ý của chúng tôi thì bạn có thể đi theo cung đường như sau:

Bạn lái xe từ Trường Chinh, Âu Cơ, QL50, Đường tránh Cần Giuộc và QL50 đến Tân Lân. Tiếp đó bạn đi theo Đường 19/5 đến ĐT23/ĐT826B tại Phước Đông. Tiếp tục rẽ trái, đi qua Thế Ngọc NET (bên trái, cách 350m), Tiếp tục rẽ phải vào đường 19/5 (đi qua quán 2 Lợi). Tiếp đó bạn rẽ trái tại tiệm tạp hóa Cô Trinh vào ĐT23 /DT826B và đi thẳng là tới (tại Long Hựu Đông).

đường đi đến di tích lịch sử long an

Ngoài ra bạn có thể tham khảo chỉ dẫn của Google Maps để thuận tiện hơn.

Xem thêm: Top 5 tiệm bánh ngon nhất Long An

3. Lịch sử nhà cổ trăm cột

Theo các tài liệu về lịch sử ngôi nhà cổ trăm cột được lưu truyền lại, chủ nhân đầu tiên và kiến tạo nên công trình lịch tuyệt vời này là ông Trần Văn Hoa. Ông hoa năm 22 tuổi đã nắm giữ chức vụ trong hội đồng quân Cần Đước, Gia Định vào thời Pháp thuộc. Vì những nguyên nhân này mà nhà cổ trăm cột còn có những cái tên khác là nhà ông hội đồng, nhà ông Cả.

lịch sử nhà cổ trăm cột

Nguồn: sưu tầm

Ngôi nhà cổ được xây dựng khi ông Trần Văn Hoa đang là hương sư làng Long Hựu, tổng Lộc Thành Hạ, tỉnh Chợ Lớn. Hiện tại, ngôi nhà đang được sở hữu bởi ông Trần Văn Ngộ là cháu nội của ông Hoa và vợ là bà Trần Thị Ngỏ.

Nhà trăm cột tại Cần Đước được khởi công xây dựng vào năm 1898 và cho đến năm 1903 thì hoàn tất. Trong quãng thời gian đó, 2 năm đầu tiên dành để xây dựng nền móng và ngôi nhà, 3 năm tiếp theo là khoảng thời gian để chạm trổ các hoa văn trang trí và nội thất. Điều này cho thấy từng chi tiết trong căn nhà cổ này đã được tạo tác tỉ mỉ đến mức nào.

Nhà cổ trăm cột đã đứng vững vàng tại mảnh đất này hơn 100 năm. Trải qua rất nhiều mưa nắng của thời gian nhưng vẻ đẹp của ngôi nhà cổ vẫn không hề bị giảm đi. Vào ngày 27 tháng 9 năm 1997, nhà cổ trăm cột vinh dự được bộ Văn hóa - Thông tin công nhận và xếp hạng là một trong những di tích lịch sử - văn hóa Quốc Gia theo quyết định số 2890 - VH/QD/.

4. Khám phá kiến trúc độc đáo của mẫu nhà trăm cột Long An

Nhà có không gian mở rộng lớn như kiểu nhà rường Huế, có 2 phần là phần trước (nội tự – ngoại khách), phần sau là không gian ở và sinh hoạt. Mặt chính nhà hướng Tây Bắc lúc nào cùng có nắng, gió miền Tây. Khu vực sân rộng để phơi nông sản khi thu hoạch. Không gian sân vườn thoáng mát với cây cối xanh tốt, hoa lá rực rỡ mỗi ngày.

Du khách đến nhà cổ Trăm Cột sẽ ấn tượng bởi kiến trúc độc đáo và những nét chạm trổ, điêu khắc đặc sắc. Toàn bộ hệ thống cột, vì kèo đề được chạm nổi, chạm lọng công phu, chi tiết với các hoà tiện vân hóa long, tứ thời, lá hoá theo đặc trưng nghệ thuật Huế. Từng đường uốn lượn tinh tế, sắc sảo tạo nên nét uyển chuyển cho những phần kiến trúc thôi. Du khách sẽ không hề cảm thấy nhàm chán khi ngắm nhìn không gian cổ kính này.

kiến trúc độc đáo nhà cổ trăm cột

Nguồn: sưu tầm

Các gian phía trước là nơi tập trung những tác phẩm có giá trị thẩm mỹ nhất của cả công trình. Du khách có thể ngắm nhìn hình ảnh đường nét chạm trổ tứ linh, bát quả, Phúc – Lộc – Thọ cổ xưa hay những họa tiết hiện đại như hoa hồng, sóc nho, mãng cầu, binh bát, … Các khung, vách ngăn, bàn thờ… đều được chạm khắc nổi tinh tế, điêu luyện.

Vật dùng trong nhà đều là những món đồ có tuổi đời hơn trăm năm và hầu hết đều làm bằng gỗ quý. Trong đó, nổi bật nhất là bộ tường kỷ trong gian chính. Đây là nơi để trả nước, đón tiếp khách mỗi ngày. Các vật dụng trong ngôi nhà đều được sắp xếp hợp lý mang ý nghĩa riêng. Tất cả thể hiện sự tôn nghiêm, khuyên dạy con cháu cách sống khiêm nhường, lễ giáo theo đạo lý của Phật Giáo, Khổng giáo

Theo các tài liệu lịch sử, nhà cổ Trăm Cột được xây ở thời Nguyên, mang đậm dấu ấn của phong cách Huế. Tuy nhiên, do được làm theo yêu cầu của chủ nhà thời Pháp thuộc nên có một số tiểu tiết lạ trong cách trang trí, tạo nên nét độc đáo trong phong cách.

Xem thêm: TOP 9 đặc sản Long An mà bạn nhất định phải ăn thử một lần

-----------------------------------------------------------

Trên đây, Alodi.net gửi đến bạn đọc bài viết: Khám phá khu di tích lịch sử - Nhà cổ trăm cột ở Long An với mong muốn mang đến cho bạn đọc bài viết tham khảo để có thêm những lựa chọn tối ưu cho chuyến đi của mình.

Ngoài ra, Alodi.net còn có những chuyên mục về du lịch 3 miền: miền Bắcmiền Trungmiền Nam, những kinh nghiệm du lịch, trải nghiệm ăn gìchơi đâu, mà chúng tôi tổng hợp gửi đến các bạn giúp bạn có thêm sự lựa chọn cho những giờ phút thư giãn của mình.

Chúng mình cũng rất vinh hạnh nếu nhận được những ý kiến đóng góp hoặc chia sẻ của các bạn về những chuyến đi mà bạn đã có. Mọi thông tin đóng góp vui lòng gửi về cho team Alodi.net qua email: [email protected].

Bài viết liên quan