Đồng Tháp không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn cò bay thẳng cánh hay cánh đồng hoa sen tỏa hương thơm ngát. Nơi đây, còn có những khu du lịch sinh thái trải nghiệm làm nao lòng du khách gần xa. Một trong những địa điểm nổi bật ở Đồng Tháp là Vườn quốc gia Tràm Chim. Với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp cùng một bầu không khí trong lành và thoáng đãng chắc chắn sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời khi đến du lịch Tràm Chim. Hãy cùng Alodi.net tìm hiểu về Tràm Chim xem có gì thú vị nhé!
Du lịch vườn quốc gia Tràm Chim
1. Đôi nét về Vườn quốc gia Tràm Chim
Vườn quốc gia Tràm Chim là vùng đất nằm trong địa phận của 7 xã (Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Hiệp), thị trấn Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông. Vườn quốc gia Tràm Chim có tổng diện tích hơn 7500 ha là mô hình thu nhỏ đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, với hệ sinh thái đa đạng, nơi du khách khám phá những nét đặc trưng của miền Tây sông nước.
2. Thời điểm đẹp để du lịch Tràm Chim
Thời điểm đẹp nhất trong năm để du lịch Tràm Chim là vào mùa nước nổi từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch. Nếu bạn đi vào thời điểm này thì có thể được thưởng thức rất nhiều những món ăn đặc sản của Tràm Chim như bông súng mắm kho, lẩu cá linh, chuột nướng lu,…tuy nhiên vào mùa nước nổi thì sẽ không có nhiều chim để cho bạn ngắm nên nếu muốn ngắm những chú chim thì bạn nên đi vào mùa xuân vào tháng 2, 3 âm lịch.
3. Du lịch Tràm Chim có gì hay?
3.1. Đi xuồng ngoạn cảnh vườn
Bạn sẽ có dịp ngồi trên xuồng (tắc ráng) len lỏi dọc theo những dòng kênh xanh mát, ngắm nhìn đủ loài chim bay lượn tìm mồi, cất tiếng gọi bầy huyên náo cả không gian. Nghe tiếng động cơ đến gần, bầy cồng cộc, vịt trời, cò trắng cả trăm con, bay vụt lên rồi dang đôi cánh sải dài như đón chào khách đến thăm.
Xuồng theo dòng rẽ nước, đưa bạn đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cánh đồng sen hồng, sen trắng, lúa trời, năng kim… vươn mình trong nắng. Vài con chim trích, mào đỏ tươi, lông xanh thẫm, đuôi vanh vảnh, cứ thoát ẩn, thoát hiện trong lùm cỏ năng như đang chơi trốn tìm cùng du khách.
3.2. Trải nghiệm mùa nước nổi
Mùa nước nổi từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch (khoảng tháng 9 – 12 dương lịch) là mùa du lịch vườn quốc gia Tràm Chim. Khung cảnh ngập nước, xanh tốt, điểm xuyến sắc hồng của hoa sen, hoa súng bừng nở. Nguồn sản vật trở nên dồi dào và các loài chim như tụ họp về đây dự tiệc.
Mùa này cũng là dịp để bạn tham giá các hoạt động thú vị như: Chèo xuồng ba lá trải nghiệm cuộc sống vùng ngập nước, bạn sẽ được tự tay thực hiện những công việc sinh kế của cư dân vùng lũ như giăng lưới, đặt lợp, đặt trúm, hay thử tài với câu cá Tràm Chim Tam Nông … đặc biệt còn có thú vui đi săn chuột đồng, một món đặc sản của xứ này.
3.3. Ngắm sếu đầu đỏ mùa khô
Vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 âm lịch (khoảng tháng 1 – 6 dương lịch) là mùa ngắm vũ điệu của sếu đầu đỏ ở vườn quốc gia Tràm Chim. Bởi khác với nhiều loài chim trong vùng, sếu đầu đỏ chỉ kiếm ăn trên mặt đất nên vào mùa nước nổi ở Ðồng Tháp Mười thì chúng phải đi kiếm ăn nơi khác. Vì vậy, chỉ có thể ngắm sếu đầu đỏ vào mùa khô, dễ trông thấy nhất là từ tháng 2 – 5 dương lịch hàng năm.
4. Du lịch Tràm Chim nên ăn gì?
Sau hành trình khám phá vườn quốc gia Tràm Chim, bạn sẽ có dịp ngồi trên gian nhà lá thoáng mát giữa rừng, thưởng thức các món ngon dân dã mang hương vị đồng quê như: cá lóc nướng trui, cá kho bông súng, ốc hấp tiêu, lẩu cua đồng, lươn um xả, chả cá chiên giòn, khô cá lóc, cá trèn, cá chạnh nướng…
Trên đây, Alodi.net gửi đến bạn đọc bài viết: Bỏ túi cẩm nang du lịch vườn quốc gia Tràm Chim xứ Đồng Tháp với mong muốn mang đến cho bạn đọc bài viết tham khảo để có thêm những lựa chọn tối ưu cho chuyến đi của mình.
Ngoài ra, Alodi.net còn có những chuyên mục về du lịch miền Bắc, du lịch miền Trung, du lịch miền Nam và những trải nghiệm ăn gì, chơi đâu mà chúng tôi tổng hợp gửi đến các bạn giúp bạn có thêm sự lựa chọn cho những giờ phút thư giãn của mình.
Chúng tôi cũng rất vinh hạnh nếu nhận được những ý kiến đóng góp hoặc chia sẻ của các bạn về những chuyến đi mà bạn đã có. Mọi thông tin đóng góp vui lòng gửi về cho team Alodi.net qua email: [email protected]