• Menu
  • Menu
Du lịch chùa Hương - ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Hà Nội

Du lịch chùa Hương - ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Hà Nội

Du lịch chùa Hương - ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Hà Nội

Chùa Hương là một trong những danh thắng lịch sử, điểm du lịch tâm linh nổi tiếng và được rất nhiều du khách gần xa quan tâm, đặc biệt là vào mùa lễ hội vào tháng giêng hằng năm.Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy cùng Alodi.net chia sẻ tới bạn một số thông tin với chủ đề "Du lịch chùa Hương - ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Hà Nội" ngay thôi nào.

Khám phá về chùa Hương từ a đến z 

 Bài viết dưới đây, Alodi.net sẽ chia sẻ tới bạn "Du lịch chùa Hương" với một số thông tin bao gồm như chùa Hương ở đâu cũng như nguồn gốc của chùa Hương, lịch mở cửa, giá vé đò, vé cáp treo như thế nào và đặc biệt những điêu cần lưu ý nhé.

Mời các bạn xem thêm tại: Khám phá chợ hoa Quảng Bá - Vẻ đẹp khác biệt của Hà Nội về đêm

chùa-hương-1

Nguồn: sưu tầm

1.Nguồn gốc và lịch sử chùa Hương

Danh thắng chùa Hương (hay còn gọi là chùa Hương Sơn, chùa Hương Tích...) nằm ở ven bờ sông Đáy thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Chùa Hương là tên gọi chung cho cả một quần thể văn hóa, tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật cùng các ngôi đình, đền linh thiêng khác như chùa Thiên Trù, đền Trình, chùa Giải Oan... Trung tâm của quần thể này chính là chùa Hương, nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.

1.1 Sự tích chùa Hương 

chua-huong1

Nguồn: sưu tầm

Mời các bạn tham khảo thêm tại:Trải nghiệm dạo biển chiều ngắm hoàng hôn cực đẹp ở Dinh Cậu Phú Quốc

Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba. Theo truyền thuyết, ở vùng "Linh sơn phúc địa này" đã có công chúa Diệu Thiện, tục gọi là Chúa Ba, ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vào tu hành 9 năm và đắc đạo thành Phật đi cứu độ chúng sinh vào đúng ngày Phật Đản 19 tháng 2 Âm lịch.

Tháng 3 năm Canh Dần 1770, Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam đã vào động Hương Tích thắp hương và vãn cảnh. Chúa cũng đề lên vách đá ngoài cửa động 5 chữ "Nam Thiên Đệ Nhất Động".

Có thể nói rằng chính Chúa Trịnh Sâm là người đã đưa động Hương Tích thành một di tích lớn và cũng đặt nền móng cho sự phát triển của lễ hội chùa Hương về sau. Kể từ khi Chúa Trinh Sâm đặt chân tới động Hương Tích, hằng năm cứ vào mùa xuân, du khách gần xa lại kéo tới nơi này rất đông để dâng hương cũng như thăm thú, thưởng ngoạn phong cảnh nên thơ, hữu tình.

Thời xưa, hội chùa Hương thường được mở sau ngày lễ hội khai sơn của làng Yến Vỹ vào ngày mùng 6 tháng Giêng. Cho tới nay, lễ hội chùa Hương cũng vẫn được diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng hằng năm. 

chùa-hương-2

Nguồn: sưu tầm

Mời các bạn tham khảo thêm tại: Thiên Đường Bảo Sơn - Khu vui chơi dành cho trẻ em

1.2 Lịch sử chùa Hương

Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị hủy hoại trong kháng chiến chống Pháp năm 1947. Năm 1988 chùa được phục dựng lại do hòa thượng Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố hoà thượng Thích Thanh Chân.

Chùa Hương thờ ai? Đền Trình chùa Hương thờ ai? Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra khi tới với danh thắng chùa Hương.

- Động Hương Tích thờ Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh được tạc vào thời Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ 2 (1793).

- Đền Trình chùa Hương thờ vị Thần tướng là Quan Tư Mã Hùng Lang, người đã có công đánh giặc Ân phò vua Hùng Vương thứ VI.

- Đền Cửa Võng (hay đền Vân Song) thờ bà Chúa rừng có hiệu là Thượng Ngàn Vân Hương công chúa Lê Mai Thánh Mẫu.

- Chùa Thiên Trù (hay chùa Trò), chùa Ngoài là một thiền viện lớn, nơi cho các nhà tu hành đạo Phật, lưu giữ kinh, luật, luận của đạo Phật tu tập. 

- Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ cùng tín ngưỡng cá thần.

2. Khám phá quần thể chùa Hương gồm những gì?

Du khách khi đến với chùa Hương có thể hành hương theo nhiều tuyến đường khác nhau. Tuyến chính là từ bến Đục nằm ở bên bờ sông Đáy. Đây chính là cửa ngõ để vào khu danh thắng chùa Hương. Trên đường từ bến Yến vào bến Trò, bạn có thể dừng chân ở đền Trình trên núi Ngũ Nhạc. Đây chính là đền thờ thần núi.

Từ bến Trò đi bộ lên chùa Trò (hay chùa Thiên Trù, chùa Ngoài). Bài đường và hậu cung của ngôi chùa này mới được xây dựng lại. Giữa điện thờ Phật ở chùa Thiên Trù có tượng Quan Âm Nam Hải bằng đá, tạc theo mẫu trong chùa Hương Tích nhưng được phóng to gấp 2,5 lần và cao đến 2,8m.

suối-chùa-hương

Nguồn: sưu tầm

Gần chùa Thiên Trù có núi Cô Tiên, và chùa Tiên ở trong hang. Trong chùa có 5 pho tượng tạc bằng đá dựa theo truyền thuyết Bà Chúa Ba Diệu Thiện. Tượng Bà Chúa Ba ở giữa, phía trước là bà chị cả Diệu Thanh cưỡi sư tử xanh và tượng người chị thứ hai Diệu Âm cưỡi voi trắng. Phía sau là tượng vua cha và hoàng hậu mẹ của bà Chúa Ba.

Ở giữa chùa Thiên Trù đến động Hương Tích là chùa Giải Oan. Ở đây có giếng nước trong vắt gọi là Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan.

Từ chùa Thiên Trù đi theo đường núi quanh có khoảng 2km là tới động Hương Tích (chùa Trong). Ngoài ra, từ chùa Thiên Trù còn có lối rẽ qua rừng mơ tới chùa Hinh Bồng.

Thông thường, lễ hội chùa Hương kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng tới hạ tuần tháng 3 Âm lịch. Cao điểm nhất của mùa lễ hội chùa Hương là từ rằm tháng Giêng cho tới 18 tháng 2 Âm lịch.

Vào mùa hội chính, ở chùa Trong sẽ tổ chức dâng hương, hoa, đèn, nến, hoa quả cùng đồ ăn chay. Trong lễ hội cũng có nghi thức rước lễ và rước văn.

Suối Giải Oan nằm trên đường từ chùa Thiên Trù vào động Hương Tích. Chùa Giải Oan tọa lạc trên triền núi thấp, dưới chân mái đá cao khoảng 30 mét.

Chùa Giải Oan có một giếng nước nhỏ gọi là giếng Thiên Nhiên. Hai bên chùa có 2 động nhỏ gồm động Thuyết Kinh bên phải và am Phật Tích bên trái.


sơ-đồ-chùa-hương
Nguồn: sưu tầm

Mời các bạn tham khảo thêm: Review Mộc Châu 2 ngày 1 đêm cực chi tiết

3. Phương tiện di chuyển đến chùa Hương

- Phương tiện bằng xe máy:

Ở trung tâm Hà Nội hoặc một số tỉnh lân cận, nếu muốn khám phá chùa Hương bằng xe máy, bạn có thể đi theo hướng Nguyễn Trãi - Hà Đông tới ngã ba Ba La rồi rẽ trái theo hướng Vân Đình. Sau đó, bạn đi tiếp khoảng 40km sẽ tới Tế Tiêu, tiếp tục rẽ trái và hỏi đường tới chùa Hương.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đi đường quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì.

- Phương tiện bằng ô tô:

Nếu đi chùa Hương bằng ô tô, bạn đi theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân - Cầu Giẽ tới nút giao Đồng Văn rồi rẽ phải vào quốc lộ 38, sau đó đi tiếp 15km theo hướng chợ Dầu.

- Phương tiện bằng xe bus:

 Nếu muốn tới danh thắng chùa Hương bằng xe bus, bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 tuyến bus là 103A (Hương Sơn ↔ bến xe Mỹ Đình) 103B (Hương Sơn – Hồng Quang ↔ bến xe Mỹ Đình) và 78 (Tế Tiêu ↔bến xe Mỹ đình).

chùa-hương-3

Nguồn: sưu tầm

Mời bạn than khảo thêm tại: Kinh nghiệm checkin “xứ sở Chùa Vàng” ngay tại Hà Nội

--------------------------------------------------------------------------

Trên đây, Alodi.net gửi đến bạn đọc bài viết: Du lịch chùa Hương - ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Hà Nội với mong muốn mang đến cho bạn đọc bài viết tham khảo để có thêm những lựa chọn tối ưu cho chuyến đi của mình.

Ngoài ra, Alodi.net còn có những chuyên mục về 63 tỉnh thành trên cả nước bao gồm: du lịch miền Bắc, du lịch miền Trung, du lịch miền Nam và những kinh nghiệm du lịch, trải nghiệm ăn gì khám phá các địa điểm du lịch hấp dẫn trong chơi đâu mà chúng mình tổng hợp gửi đến các bạn giúp bạn có thêm sự lựa chọn cho những giờ phút thư giãn của mình.

Chúng mình cũng rất vinh hạnh nếu nhận được những ý kiến đóng góp hoặc chia sẻ của các bạn về những chuyến đi mà bạn đã có. Mọi thông tin đóng góp vui lòng gửi về cho team Alodi.net qua email: [email protected].


Bình luận


Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ kín.