Nhắc đến Hà Nội không ai không biết đến cái tên đặc trưng “Hà Nội 36 phố phường” – nơi lưu giữ những truyền thống văn hóa cùng niềm tự hào của người dân thủ đô nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung.
Khám phá nét đẹp đằng sau cái tên “Hà Nội 36 phố phường”
1. Lịch
sử 36 phố phường tại Hà Nội
Sự xuất hiện của 36 phố phường bắt đầu từ thời Lý – Trần, khi khu dân cư sinh hoạt buôn bán này bắt đầu hình thành, dân cư từ khắp các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập lại và trở thành khu vực sầm uất nhất kinh thành thời ấy.
Với điểm đặc biệt là nơi đây còn tập trung khá nhiều
hoạt động tiểu thương cùng tiểu thủ công nghiệp, từ đó hình thành nên cái tên
“Hàng”, cách gọi ám chỉ những phố nghề đặc trưng, mang đậm nét truyền thống.
2. Quy mô
Về mặt diện tích, theo quy định của Bộ Xây dựng, phạm vi chính thức của khu phố cổ Hà Nội được xác định như sau: phía Bắc là phố Hàng Đậu; phía Tây là phố Phùng Hưng; ở phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; còn phía Đông là đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật.
3. Tên gọi
Tất cả các con phố
trong “Hà Nội 36 phố phường” đều bắt đầu bằng tên “Hàng”. Tiếp đó là những tên
gọi được đặt khá đặc trưng theo các mặt hàng chủ yếu bày bán hay tên gọi của một
số nghề truyền thống như Hàng Thiếc, Hàng Bạc, Hàng Mã…
“Hà Nội 36 phố phường” đã
đi vào tiềm thức với những cái tên quen thuộc từ những cái tên như Hàng Mắm,
Hàng Nón, Hàng Đường, Hàng Muối… đại diện cho mặt hàng chủ yếu được các tiểu
thương nơi đây trao đổi buôn bán. Mặc dù là thành phố cùng những nhộn nhịp xa
hoa nhưng vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống, những nét đẹp trong văn hóa
xưa nay. Mỗi một con phố đặc trưng cho một làng nghề, một nét đẹp văn hóa thu
nhỏ giữa lòng thủ đô khiến ai nấy khi đặt chân đến đây cũng đều phải bất ngờ vì
vẻ đẹp và sự hiện đại ngày càng phát triển của 36 phố phường.
4. Kiến trúc
36 phố phường Hà Nội
mang nét đẹp rất riêng rất cổ với lối cấu trúc nhà ống, mái ngói nghiêng cùng mặt
tiền là các cửa hiệu chuyên để kinh doanh buôn bán, được xây dựng chủ yếu từ những
ngày ở thế kỉ 18, 19. Đến đây, bạn như được lạc vào một không gian ấm cúng, nơi
có những ngôi nhà mọc san sát nhau, những món đồ độc đáo bán ở vỉa hè, tiếng
rao hàng, tiếng còi xe inh ỏi không ngớt, tiếng nói chuyện râm ran, mùi hương đồ
ăn thoang thoảng khắp các con phố tạo nên một bức tranh vô cùng đẹp cho Hà Nội
cổ kính thơ mộng.
Đến với “Hà Nội 36 phố phường“, du khách dù khó tính đến đâu cũng vẫn bị hấp dẫn bởi những giá trị văn hóa chứa đựng bên trong 100 công trình kiến trúc lâu đời có mặt tại đây như đình, đền, chùa, hội quán với những mái nhà cong cong mền mại. Điển hình nhất chính là ngôi đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm, được coi là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa.
5. Ẩm thực
Ẩm thực 36 phố phường Hà Nội cũng là một nét văn hóa
vô cùng thú vị. Giá cả cũng rất phải chăng. Để được món ngon “chuẩn” nhất, bạn
cần phải đến đúng quán gốc, lâu đời.
Hà Nội hiện lên không chỉ mang vẻ đẹp của một phố cổ mà còn có cả ẩm thực khiến thực khách phải nao nức. Hà Nội từng hiện lên với những gánh hàng rong len lỏi qua từng con hẻm nhỏ cùng những món bánh dân dã nhưng lại vô cùng thơm ngon mang cả một tuổi thơ ùa về.
5.1 Phở
Nhắc đến ẩm thực Hà Nội không thể nào không nhắc đến Phở. Bánh Phở dai dai, giòn giòn, hoà quyện với vị béo ngậy của nước hầm xương ăn với một chút hành hăng hăng thì không thể nào quên được. Phở Hà Nội thơm nồng, vị tương chua chua ngọt ngọt ăn mà dễ chịu, húp nước dùng mà thơm nức mũi. Phở dễ ăn mềm mềm đã trở thành món ăn đặc trưng của Hà Nội.
Hà Nội có đủ loại phở:
phở bò (nổi tiếng phở Thìn bờ hồ hoặc 11 Lò Đúc), phở gà (172 Tôn Đức Thắng và
Quán Thánh), phở cuốn (Tây Hồ), phở trộn (Lãn Ông) và phở áp chảo (Bát Đàn).
Mỗi loại phở đều có một đặc trưng riêng và món nào cũng rất ngon. Nếu đến khám
phá Hà Nội mà bạn không thưởng thức món Phở có nghĩa là bạn chưa hề đặt chân
tới đây.
5.2 Bún chả
Bún chả là món đặc trưng
ngon nhất nhì Hà Nội. Bún chả là món ăn với bún, chả thịt lợn nướng than hoa
chín đều vàng ươm và một ít viên chiên chấm một chút nước mắm pha chua cay
ngọt. Bún chả ăn với rau sống, kèm theo ít gia vị tỏi băm ớt băm. Bún chả có
nét tương tự món bún thịt nướng ở miền Trung và miền Nam, nhưng nước mắm pha có
vị thanh nhẹ hơn.
5.3 Xôi
Xôi là món ăn sáng quen thuộc của người dân Hà Nội. Khác với các vùng miền khác, xôi Hà Nội đa dạng từ nhiều loại từ xôi mặn cho đến xôi ngọt. Xôi được nấu từ gạo nếp cái hoa vàng trên cánh đồng Phú Thượng và được ngâm từ sáng hôm trước.
Gạo được xóc nhiều lần và
vo lại thật sạch, rồi để ráo nước. Nấu xôi đỗ phải chọn loại đã bóc vỏ, hạt
đều, mẩy, sau đó đem ngâm đủ thời gian và trộn với gạo đã ráo nước. Quá trình
trộn đỗ và gạo nếp phải thật đều, xóc đi xóc lại nhiều lần cho gạo và đỗ đều
nhau, có như vậy xôi nấu lên mới ngon, tơi và không bị nát.
Vì vậy xôi có nhiều vị nhiều thành phần mà đặc trưng xôi Hà Nội là đỗ, xôi xéo, xôi dừa và xôi gấc. Với xôi trước khi cho gạo vào xoong phải kiểm tra nước và giá đỡ bên trong cẩn thận. Nước phải thật sạch và cho vào vừa đủ, giá đỡ được rửa kỹ càng. Gạo cho vào xoong, san đều nhưng không được lèn chặt, rồi đặt lên bếp lửa đã hồng. Để có xéo ngon, đỗ được cho vào vải màn thật sạch, đặt lên trên cùng của xoong cho chín bằng hơi và không bị ướt.
Khám phá nét đẹp đằng sau cái tên “Hà Nội 36 phố phường” đã được Alodi.net gửi đến các bạn ngày hôm nay.
Ngoài ra, Alodi.net còn có những chuyên mục về 63 tỉnh thành trên cả nước bao gồm: Du lịch miền Bắc, du lịch miền Trung, du lịch miền Nam và những kinh nghiệm du lịch, trải nghiệm ăn gì, khám phá các địa điểm du lịch hấp dẫn trong chơi đâu mà chúng tôi đã tổng hợp gửi đến các bạn giúp các bạn có thêm sự lựa chọn cho những giờ phú thư giãn của mình.
Chúng tôi cũng rất vinh hạnh nếu nhận được những ý kiến đóng góp hoặc chia sẻ của các bạn về những chuyến đi mà các bạn đã có. Mọi thông tin đóng góp vui lòng gửi về cho team Alodi.net qua email: [email protected]