• Menu
  • Menu
Khung cảnh sông nước hữu tình tại rừng ngập mặn Cà Mau

Khung cảnh sông nước hữu tình tại rừng ngập mặn Cà Mau

Khung cảnh sông nước hữu tình tại rừng ngập mặn Cà Mau

Là một tỉnh ở cực Nam của Tổ Quốc, Cà Mau từ lâu đã nổi tiếng với khu rừng ngập mặn hay còn gọi là Rừng Sác. Nó gắn liền với những giai thoại thời chiến tranh oanh liệt, cùng tinh thần chiến đấu dũng cảm của dân tộc ta.

1. Tổng quan rừng ngập mặn Cà Mau

Với tổng diện tích khoảng 63.017 ha, rừng ngập mặn Cà Mau trải dài ở 6 huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời, U Minh, Ngọc Hiển và Năm Căn. Phần lớn diện tích rừng nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau và hơn 15.000 ha thuộc vườn quốc gia Mũi Cà Mau.

Rừng ngập mặn Cà Mau

Thuộc vị trí địa lý có ba mặt giáp biển Cà Mau, rừng ngập mặn được xem là lá chắn xâm thực, xói lở ở nơi đây. Thực tế, mảng rừng phòng hộ ven biển kéo dài từ Bạc Liêu đến Mũi Cà Mau rồi đi dọc sang biển Tây  tới cửa biển Khánh Hội thuộc huyện U Minh với tổng chiều dài 307 km thì có đến 254km thuộc địa phận tỉnh Cà Mau.

Rừng ngập mặn được xem là hệ thống xâm thực tự nhiên

Ngoài công dụng là chống xâm thực, rừng ngập mặn còn giúp bồi biển, gia tăng diện tích lãnh thổ cho nước ta. Phía Tây Mũi Cà Mau có một bãi bồi rộng lớn với diện tích 6.456 ha, hàng năm nhờ phù sa bổi đắp lấn biển từ 50-80 mét. Nơi đây cũng là nơi trú ngụ, sinh sản của các loài thủy sinh - nguồn cung cấp con giống thiên nhiên vô tận cho ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh Cà Mau. Rừng ngập mặn Cà Mau còn là lá phổi xanh của cả vùng Đông Nam Bộ, đóng vai trò điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.

2. Hệ sinh thái của rừng ngập mặn Cà Mau

Rừng ngập mặn Cà Mau là hệ sinh thái đa dạng và đặc trưng nhất trong các hệ rừng. Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn Cà Mau, năm 2006 có 22 loài cây, trong đó nổi bật nhất loại cây chịu phèn chịu mặn như: đước, mắm, vẹt, bần, dá, su, cóc, dà, chà là, v.v. và một số loại dương xỉ, dây leo khác. Trong số đó, đước là loài cây phổ biến nhất nên còn được gọi là rừng đước.

Cây đước loại cây phổ biến

Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn Cà Mau cũng thống kê được 13 loài thú (thuộc 9 họ), 74 loài chim (thuộc 23 họ), 17 loài bò sát (thuộc 9 họ), 5 loài lưỡng cư (thuộc 3 họ), 14 loài tôm, 175 loài cá (116 giống và 77 họ), 133 loài động thực vật phiêu sinh đang sinh sống nơi đây. Hệ thống rừng trù phú tươi xanh, chim muông cũng sinh trưởng tốt; thế nên đến rừng ngặp mặn Cà Mau mọi người dễ dàng bắt gặp nhiều loài chim quý, có cơ hội thương thức nhiều đặc sản Cà Mau như cua, vọp, ba khía, cá dứa, v.v.

Hệ sinh thái nơi đây rất phong phú đa dạng

3. Du lịch về rừng ngập mặn Cà Mau

Nhiều năm qua, Khu du lịch Mũi Cà Mau cùng với các nhà làm du lịch địa phương đã đầu tư hệ thống cầu - đường bộ, lối đi trong rừng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch nơi đây. Đến với mũi Cà Mau, du khách sẽ có dịp trải nghiệm đi xuyên rừng, đi canô, vỏ lãi để ngắm vẻ đẹp đặc trưng của rừng ngập mặn, khu bãi bồi; câu cá, bắt cua, ốc len, ba khía; dã ngoại, cắm trại và thưởng thức các món đặc sản nơi đây.

Du lịch ở rừng ngập mặn

Về rừng đước, du khách sẽ được lênh đênh trên xuồng máy, xuôi sóng qua từng mảng rừng, tận mắt ngắm nhìn khu rừng rộng lớn, với nhiều loài chim, thú và bò sát,v.v.. nơi đây xứng đáng là điểm đến khám phá thú vị nhất ở Cà Mau.

Nơi đây được là điểm đến khám phá thú vị

4. Ăn gì khi đến rừng ngập mặn Cà Mau?

Nhắc đến rừng ngập mặn không thể bỏ qua những món ăn hấp dẫn nơi đây, đặc biệt là món nhộng ong. Nhộng ong này có thể được chế biến theo nhiều cách như nấu cháo, xào, làm gỏi. Được đánh giá ngon nhất là món gỏi vì món này giữ được sự tươi ngon và mùi vị đặc trưng của nhộng.

 Nhộng ong đặc sản rừng ngập mặn

Cách chế biến món này cũng khá đơn giản, quan trọng là lấy được nhộng từ tổ ong. Nhộng ong làm sạch sẽ được nấu sơ với hành phi, gia vị, nước mắm, tiêu rồi để riêng ra. Sau đó trộn với bắp chuối non bào sợi, rau thơm, cho thêm chút hẹ và đậu phộng là đã hoàn thành. Nhộng ong có vị bùi, béo ngậy kết hợp cùng bắp chuối có vị chát nên không bị ngán, món này không những ngon mà món ăn này còn rất tốt cho sức khỏe.

Gỏi nhộng ong bắp chuối nổi tiếng gần xa

Một cái tên nghe khá xa lạ với nhiều người là bồn bồn hay còn gọi là cỏ nến, một loại cỏ sống ở vùng ngập nước, trong ao hồ hoặc cặp mé sông. Bồn bồn có thể chế biến thành nhiều món ăn như như dưa bồn bồn, canh chua, bồn bồn xào tôm, làm gỏi, bồn bồn nhúng lẩu thậm chí có thể ăn sống. Đặc biệt là món dưa bồn bồn rất nổi tiếng ở Cà Mau, có vị ngọt, giòn giòn dùng trong bữa cơm hàng ngày với cá đồng kho tộ nữa thì đúng là đậm chất miền Tây.

Dưa bồn bồn rất nổi tiếng ở Cà Mau

Rừng ngập mặn một nơi đến vô cùng thú vị cho những trải nghiệm, có cơ hội tận mắt chứng kiến khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Hãy một lần đến với Cà Mau để khám phá vẻ đẹp của rừng ngập mặn Cà Mau - mảnh đất cuối của đất nước và thưởng thức những món đặc sản thơm ngon nơi đây nhé!

Trên đây, Alodi.net gửi đến bạn đọc bài viết: Khung cảnh sông nước hữu tình tại rừng ngập mặn CàMau với mong muốn mang đến cho bạn đọc bài viết tham khảo để có thêm những lựa chọn tối ưu cho chuyến đi của mình.

Ngoài ra, Alodi.net còn có những chuyên mục về du lịch miền Bắcdu lịch miền Trungdu lịch miền Nam và những trải nghiệm ăn gìchơi đâu mà chúng tôi tổng hợp gửi đến các bạn giúp bạn có thêm sự lựa chọn cho những giờ phút thư giãn của mình.

Chúng tôi cũng rất vinh hạnh nếu nhận được những ý kiến đóng góp hoặc chia sẻ của các bạn về những chuyến đi mà bạn đã có. Mọi thông tin đóng góp vui lòng gửi về cho team Alodi.net qua email: [email protected].


Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ kín.